Rain resistant system

Thay đổi các chức năng của vữa và vữa láng nền.

Công thức trộn

Tường ngoài

2 kg RRS + 200 kg vữa

Tường trong

2 kg RRS + 50 kg vữa 

Phòng tắm

2 kg RRS + 50 kg vữa láng nền 

Tầng mái, máng xối

2 kg RRS + 50 kg vưa láng nền 

Tỉ lệ trộn 1:4

Tường ngoài:
2 kg RRS + 200 kg vữa
40 kg xi măng + 160 kg cát (1:4)

Tường trong:
2 kg RRS + 50 kg vữa
10 kg xi măng + 40 kg cát (1:4)

Phòng tắm:
2 kg RRS + 50 kg vữa láng nền
10 kg xi măng + 40 kg cát (1:4)

Sàn mái, máng xối:
2 kg RRS + 50 kg vữa láng nền
10 kg xi măng + 40 kg cát (1:4)

Tường ngoài:
2 kg RRS + 200 kg vữa
50 kg xi măng + 150 kg cát

Tường trong:
2 kg RRS + 50 kg vữa
12.5 kg xi măng + 37.5 kg cát

Phòng tắm:
2 kg RRS + 50 kg vữa láng nền
12.5 kg xi măng + 37.5 kg cát

Tầng mái, máng xối:
2 kg RRS + 50 kg vữa láng nền
12.5 kg xi măng + 37.5 kg cát

Thêm 2 kg bột phụ gia RRS cho mỗi khối vữa trên 200kg (tường ngoài).

Mức điều chỉnh có thể thay đổi theo công thức 4 x 2kg RRS + 200kg vữa.

Xi măng : Tiêu chuẩn xi măng phù hợp là: OPC/PCC/PCB . Xi măng phải tươi, không bị vón cục.

Cát : Cát biển không phù hợp. Trước khi trộn, cát cần phải sàn sạch loại bỏ sạn vụn và các tạp chất khác.

Lượng nước để trộn theo mỗi công thức trộn luôn khác nhau và hầu hết được xác định bằng độ ẩm của cát. Quy trình trộn tốt nhất vẫn là cho vào các mực nước khác nhau từ ít đến nhiều hoặc ngược lại cho tới khi đạt được độ vữa mong muốn.

  

Cách đong đo tốt nhất là đo lường lượng cát (và xi măng nếu số lượng ít hơn một bao xi măng). Thùng nhựa có thể được dùng làm đơn vị đo lường. Lượng cát tương thích = tổng lượng cát trong công thức trọn hoặc 1 thùng cát.

  

Máy trộn trọng lực: sử dụng công thức 200kg, công thức cho khối lượng lớn hơn.

Máy trộn cầm tay: sử dụng công thức 50kg, công thức cho khối lượng nhỏ hơn.

Trộn thủ công khi không có sẵn máy trộn.

  

1) Đầu tiên cho nước vào (tối đa 20 lít)

2) Thêm bột RRS

3) Rồi đến xi măng

  

4) Tiếp theo cho 1 thùng cát (1/5/ hoặc 1/6 tổng khối lượng cát)

5) Bắt đầu trộn (có thể bọc miệng máy trộn để tránh bụi bay ra ngoài)

6) Trộn cho đến khi khối vữa có độ sền sệt

  

7) Cho thêm cát vào và tiếp tuc trộn

8) Kiểm tra độ đặc sệt và thêm nước nếu cần

9) Khi vữa có độ sệt hoàn hảo, tiếp tục trộn thêm vài phút

  

10) Tổng thời gian trộn ít nhất 10 phút

Video – Sử dụng máy trộn trọng lực

Video – Trộn bằng tay

Vữa RRS khi vừa mới trộn có kết cấu mịn, nhất quán và phải được sử dụng trong 3 giờ (tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp). Có thể thêm 1 ít nước trộn lại nếu cần.

Để kiểm tra độ đặc sệt chính xác: Lấy một ít vữa RRS vào lòng bàn tay. Xoay úp lòng bàn tay xuống mặt đất. Nếu vữa RRS rơi xuống nghĩa là vữa đã quá khô, nếu nhỏ giọt là quá ướt, còn nếu dính lại thì vữa đang có độ đặc sệt lý tưởng.

  

  • Không sử dụng RRS trộn cho kết cấu bê tông.
  • Không sử dụng RRS kết hợp các phụ gia hoá học khi trộn vữa.
  • Không sử dụng RRS trộn với cát biển.
  • Không sử dụng RRS trộn khô với xi măng để làm phẳng bề mặt.
  • Không sử dụng RRS với các sản phẩm trộn ngay như bột trét, vật liệu phủ bề mặt.
  • RRS ko tương thích với các sản phẩm có chứa polyme tổng hợp.

  

Chất nền phù hợp

Tường gạch

Tường gạch bê tông

Tường gạch nhẹ AAC/LCL

Tấm bê tông

Loại bỏ các lớp cũ

Để sử dụng RRS cải tạo các tòa nhà cũ thì các lớp sơn, bột bã, vữa, gạch men, v.v… cần phải được loại bỏ hoàn toàn cho đến lớp nền như gạch hoặc bê tông. Không nên áp dụng RRS trên các lớp hiện có. Sau khi đã loại bỏ các lớp cũ đi, bề mặt tường cần được làm sạch bằng nước trước khi sử dụng RRS.

  

Lớp bề mặt nền phải chắc chắn. Không còn dấu hiệu của dầu mỡ, a xít, các loại chất chống thấm khác hoặc cồn. Sử dụng vữa thường để vá lại những lổ hỏng trên bề mặt nền (lớn hơn 1cm) ít nhất 1 ngày trước khi bắt đầu thi công, sử dụng RRS.

  

Áp dụng một lớp mỏng vài mm (hỗn hợp cát, xi măng, nước) trước khi ứng dụng vữa RRS trên tường gạch AAC. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, ngay sau khi lớp vữa mỏng đã đông cứng phần nào thì bắt đầu làm ướt bề mặt và sau đó áp dụng RRS.

  

Trước khi ứng vữa láng nền RRS trong phòng tắm hoặc trên mái, ống nhựa cần phải được xử lý. RRS không có khả năng kết nối với bề mặt nhựa. Lớp vữa có thể bị co lại trong quá trình đông rắn, sẽ tạo thành những vết nứt nhỏ giữa các đường nối.

​Phương pháp xử lý cổ ống nhựa thật ra rất đơn giản và nên được thực hiện ít nhất 01 ngày trước khi thi công lớp vữa RRS. Việc này nên được thực hiện trước ít nhất 1 ngày trước khi thi công lớp vữa RRS. Loại bỏ 2cm chiều sâu và 2cm chiều cao bê tông xung quanh ống, làm sạch bằng nước. Sử dụng xi măng thích hợp cho việc bịt kín đường ống (ví dụ: vữa đặc biệt, nút bịt, v.v), sau khi đường ống được xử lý, áp dụng vữa RRS để hoàn thiện bề mặt.

   

Điều quan trọng nhất là lớp nền phải luôn được làm ẩm bằng nước trước khi rải vữa và lớp láng nền RRS. Tuyệt đối không sử dụng vữa và lớp láng nền RRS trên mặt nền khô. Nếu điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt dẫn đến lớp mặt nền khô nhanh, tiếp tục làm ẩm lớp mặt nền nhiều lần cho đến khi lớp mặt nền ngấm đủ nước.

Video – làm ẩm lớp nền

  

Thi công

Làm ẩm

Trát vữa

Làm phẳng

Hoàn thiện

Độ dày thích hợp

Độ dày tối thiểu trên bề mặt tường: 10 mm
Độ dày tối thiểu trên sàn: 20 mm
Độ dày tối đa trong một lớp trên tường: 20 mm

  

Nếu tường cần độ dày hơn 20 mm thì cách duy nhất là thi công 2 lớp. Thi công lớp đầu tiên có độ dày tối đa 20 mm. Sử dụng bay răng cửa để tạo các đường ngang khi thi công lớp đầu tiên (không mài nhẵn). Lớp thứ hai được thi công khi lớp thứ nhất cứng lại (thời gian thi công tốt nhất là sau 24 giờ).

2 kg RRS + 200 kg vữa (tường ngoài):

Độ dày 10 mm = 12 m2
Độ dày 15 mm = 9 m2
Độ dày 20 mm = 6 m2
 

  

2 kg RRS + 50 kg vữa hoặc vữa láng nền (tường trong, phòng tắm, mái nhà, máng xối):

Độ dày 10 mm = 3 m2
Độ dày 15 mm = 2, 2 m2
Độ dày 20 mm = 1,5 m2

  
  

Bột RRS có chứa các sợi polypropylene (PP) giúp gia cố lớp vữa và lớp láng nền RRS và giảm thiểu sự hình thành các vết nứt đường chỉ. Tuy nhiên, đôi khi các vết nứt đường chỉ có thể xuất hiện do vữa và lớp láng nền là do các vật liệu rắn.

  

Sử dụng công thức với tỷ lệ xi măng và cát là 1:4 thay vì 1:3 có thể giúp làm giảm khả năng xuất hiện các vết nứt đường chỉ, làm ẩm lớp mặt nền đúng cách, độ dày không quá 20mm và không sử dụng RRS dưới ánh nắng trực tiếp.

Các vết nứt đường chỉ thường có độ sâu vài mm (2-4 mm) và điều này không ảnh hưởng đến các chức năng của vữa RRS nếu áp dụng độ dày thích hợp 10–20 mm. Kiểm tra độ sâu của vết nứt bằng cách sử dụng tua vít cào và làm sạch bằng nước. Có thể sử dụng lưới sợi thuỷ tinh để loại bỏ hoàn toàn các vết nứt đường chỉ.

Thông số kỹ thuật: 5 mm x 5 mm (kích thước), 145 g/m2 (trọng lượng). Sử dụng lưới sợi thủy tinh gần bề mặt cuối cùng của vữa.

Sự kết hợp lưới sợi thuỷ tinh và RRS là một phương pháp hoàn toàn mới. Nếu tổng độ dày của vữa là 20 mm (100%), thì trước tiên, thi công lớp vữa có độ dày 15–16 mm (75–80%) và làm phẳng, áp dụng lưới sợi thủy tinh lên và bắt đầu phủ lớp thứ hai với độ dày 4-5 mm (20–25%) và hoàn thiện bình thường.

Đối với thi công lớp láng nền, sau khi áp dụng RRS với độ dày 20mm, lưới sợi thuỷ tinh để lên lớp vữa sau đó làm phẳng bề mặt.

  

Lưới sợi thủy tinh thường ở dạng cuộn (1m x 50m). Trong quá trình thi công, các dải lưới sợi thủy tinh riêng lẻ phải luôn chồng lên nhau 10cm. Phần nối giữ tường và sàn phải sử dụng lưới sợi thuỷ tinh với nhau.

Lưới sợi thủy tinh không thể ngăn chặn các vết nứt trong vữa RRS hoặc lớp láng nền RRS hình thành do kết cấu nứt bởi lớp mặt nền gây ra.

Đối với bề mặt tường: Các phương pháp hoàn thiện bề mặt tiêu chuẩn được sử dụng cho lớp vữa trát có thể được sử dụng cho vữa RRS. Ngay khi lớp vữa RRS đã cứng một phần nào đó, có thể sử dụng miếng bọt biển (ướt) để bề mặt tường đạt được cấu trúc đồng nhất.

  

Đối với bề mặt sàn: Có thể dùng chổi nhựa mềm để hoàn thiện bề mặt của lớp láng nền RRS. Lớp hoàn thiện sau khi dùng chổi sẽ có những đường kẻ mềm, đồng đều trên bề mặt. Đối với những bề mặt tiếp xúc (mái nhà) có thể ốp gạch lên bề mặt bằng keo dán gạch (đối với phòng tắm).

  

Vữa RRS có thể vẫn bị lộ ra nếu không có lớp phủ ngoài, sơn hoặc màng chống thấm bổ sung. Vữa RRS nên được để khô hoàn toàn ít nhất 2 tuần trước khi phủ lên lớp sơn ngoài hoặc màng chống thấm.

  

Vữa RRS cần được để khô ít nhất 2 tuần trước khi lát gạch. Đối với lớp láng nền RRS được thi công ngoài trời (sàn mái, máng xối) cần được phủ bạt (bạt nhựa) trong 7 ngày sau khi thi công.

  

Các dự án đã thi công RRS